Hiện nay, bệnh gout ngày càng tăng lên, theo thống kê thì lên tới 95% số người ở nam giới tuổi trung niên mắc bệnh này và đang có xu hướng trẻ hóa. Vậy nguyên nhân bệnh gout là gì? Cách phòng tránh như thế nào?
Là một bệnh viêm khớp nguy hiểm đúng thứ tự trong mười lăm thứ hạng, gout được xác định là do dư thừa axit uric trong máu. Mà axit uric trong máu dư thừa là do thường xuyên rối loạn chuyển hóa purin, dẫn đến ứ đọng tinh thể urat tại khớp, gây ra viêm khớp.
Thông thường các axit uric được hòa tan trong máu và thông qua thận thì hàm lượng này bị bài tiết ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Nếu hàm lượng axit uric được sản xuất quá nhiều và không được bài tiết ra ngoài kịp thời, thì nó sẽ tích tụ dần dần, sau đó hình thành tinh thể kim sắc nhọn, gây ra sưng, đau, viêm ở các khớp cùng các mô xung quanh.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout và làm tăng hàm lượng axit uric trong máu bao gồm:
Đối với những người chưa bị bệnh gout nhưng có nguy cơ mắc bệnh cao, thì những người này cần tìm hiểu cách phòng tránh bệnh như thế nào. Dựa vào các yếu tố và nguyên nhân bệnh gout mà có các cách phòng bệnh như sau:
Thực phẩm chứa nhiều purin khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành acid uric. Nếu hàm lượng acid uric trong cơ thể cao sẽ tích lũy thành tinh thể urat ở khớp và các mô xung quanh. Do đó, người bị bệnh gout không nên ăn thức ăn có chứa nhiều purin.
Các thực phẩm giàu purin, mà người bị bệnh gout cần hạn chế sử dụng đó là: nội tạng động vật (tim, gan, cật, lòng, tiết), thịt (thịt đỏ, thịt muối,…), phô mai, hải sản (tôm, cua, cá, sò,…). Ngoài ra, một số loại rau như măng, măng tây, súp lơ, rau bó xôi và nấm, cũng là loại thực phẩm chứa hàm lượng purin tương đối cao.
Nên kiêng rượu bia, nước ngọt, chất kích thích, thuốc lá,… vì chúng có thể làm mất cân bằng trong chuyển hóa acid uric của cơ thể, dẫn đến suy giảm chức năng của gan và thận.
Để hệ bài tiết hoạt động được hiệu quả, thải độc tố ra ngoài cơ thể thì bạn nên uống 2 lít nước mỗi ngày.
Rau xanh và hoa quả tươi là nguồn thực phẩm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà lại không có nhiều hàm lượng purin.
Nồng độ acid uric trong máu có thể tăng cao nếu bạn nhịn đói thường xuyên, vì vậy hãy ăn đủ bữa trong ngày theo đúng giờ giấc nhất định.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh gout đó là bệnh béo phì. Nếu cân nặng dư thừa thì lượng acid uric trong máu tăng cao và sức chịu đựng của các khớp cũng bị giảm đi.
Các chuyên gia cho biết bệnh gout có liên quan mật thiết đến lượng acid uric trong máu và tỉ lệ thuận với chỉ số cân nặng của cơ thể. Nếu người bị béo phì có cân nặng giảm xuống thì hàm lượng acid uric trong máu cũng giảm xuống, do đó nguy cơ mắc bệnh gout cũng giảm đi.
Một chế độ thể dục thể thao hợp lý có thể cải thiện sức khỏe và tăng độ dẻo dai cho các khớp. Tuy nhiên, nếu vận động quá sức có thể gây chấn thương cho các khớp xương, làm tăng lượng acid uric giải phóng ra, sẽ dễ dàng mắc bệnh gout.
Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, là một chế độ nghỉ ngơi hợp lý để tránh mắc phải bệnh gout.
Bên cạnh đó, nếu tâm lý luôn căng thẳng, buồn phiền, lo âu, suy nghĩ nhiều,… có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
Như vậy, với việc trang bị các kiến thức về nguyên nhân bệnh gout và cách phòng tránh, cùng với một lối sống khỏe mạnh bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gout cho chính mình.
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.